Với tình hình ô nhiễm môi trường tăng lên đến mức báo động. Cùng lượng tia UV mỗi ngày mà trái đất nhận được cũng vượt ngưỡng an toàn. Ngay cả những cô nàng lười biếng chăm sóc da nhất. Cũng phải nghĩ đến chuyện thêm cho da một lớp chống nắng rồi đấy. Nhưng việc thoa kem chống nắng cũng có rất nhiều vấn đề để bàn đến. Hãy cùng “mổ xẻ” mọi thông tin từ A đến Z liên quan đến chuyện chống nắng bảo vệ da. Và cùng tìm hiểu xem có những loại kem chống nắngnào tốt cho da hiện nay.
Tia UV – Các loại tia UV – Tác hại của tia UV
Nói đến việc chống nắng, phần lớn chính là nói đến việc chống lại tia UV. Tia UV còn được biết đến với cái tên bức xạ tia cực tím có thể phát ra từ mặt trời. Hoặc các nguồn năng lượng nhân tạo như các giường tắm nắng. Các mỏ quặng (những người thường xuyên làm việc ở khu vực này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề). Các tia UV này sẽ có tác động to lớn đến bề mặt da, và gây nên những hậu quả khó lường cho da. Có 3 nhóm tia UV chính, có thể mọi người đều quen thuộc với tên gọi. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chúng:
Tia UVA: Trong số các tia UV, tia UVA sẽ khiến các tế bào trong da bị lão hóa nhanh nhất. Đồng thời, chúng còn gián tiếp khiến cho tế bào DNA bị tổn hại. Tia UVA có trong ánh nắng kéo dài từ 6h sáng – 18h chiều. Chỉ khoảng một thời gian ngắn sau, bề mặt da xuất hiện nếp nhăn, vết chân chim rất rõ. Và vì tính chất thay đổi DNA nên tia UVA cũng là một trong số những tác nhân gây nên ung thư da.
Tia UVB: Đây là tia sáng có năng lượng cao hơn tia UVA nên sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến DNA. Điều này không chỉ gây ra cháy nắng, còn cũng là nguyên nhân gây ung thư da. Thậm chí còn nặng nề hơn tia UVA. Tia UVB xuất hiện và gây tác động nặng nề nhất là từ 10h – 16h mỗi ngày. Thế nên việc dùng kem chống nắng bảo vệ da là cực kì quan trọng đấy bạn nhé.
Tia UVC: Mặc dù có nguồn năng lượng cao nhất, tuy nhiên tia UVC lại không thể xuyên qua được tầng ozone. Thế nên tia này không thể chạm đến mặt đất và động đến làn da bạn. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là tia UVC lại được tạo ra từ đèn hàn hồ quang, các bóng đèn khử trùng UV. Các loại đèn thủy ngân, thiết bị diệt trùng, diệt khuẩn… Chính vì thế, bạn cũng có thể thấy những người làm việc trong môi trường này đều phải được bảo hộ rất kỹ càng. Một điều nguy hiểm nữa chính là việc ô nhiễm môi trường tăng cao. Khí hậu ấm lên khiến tầng ozone bị thủng. Điều này khiến tia UVC sẽ tấn công rất dữ dội xuống chúng ta. Một khi loại tia sáng này đụng đến làn da mình, bạn khó lòng tránh khỏi những tổn hại cho làn da.
Tác hại của tia UV
Những tác hại của tia UV là không thể xem thường, có 3 tác hại chính mà làn da phải hứng chịu. Nếu tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài với các loại tia UV, kể cả tự nhiên và nhân tạo
Gây ung thư da: Do khả năng biến đổi DNA, nên tia UV có thể gây nên ung thư da, các khối u ác tính. Hiện nay, các nghiên cứu cho thấy có đến 90% số người mắc bệnh ung thư da có nguyên nhân là từ tia bức xạ UV.
Gây cháy nắng da: Khi bạn đi biển, hoạt động ngoài trời liên tục trong thời gian dài. Cháy nắng sẽ xuất hiện, khiến làn da bị bỏng rát, đỏ ửng, lột da có thể một mảng da hoặc toàn cơ thể. Những vết bỏng này có thể khiến da dễ hấp thụ tia UV nhiều hơn. Trong một số trường hợp nặng, vết bỏng do cháy nắng còn gây chảy máu nguy hại. Đa phần trường hợp cháy nắng sẽ gây lột da. Hình thành lớp da mới nên nhiều người chủ quan và thậm chí nghĩ đây là điều tốt. Tuy nhiên, một khi bị cháy nắng, tia UV đã xâm nhập và gây nên lão hóa da, nếp nhăn, nguy cơ ung thư da…
Gây lão hóa da: Tia UV sẽ khiến cho lượng collagen bị phân hủy, da trở nên khô, nhăn nheo. Chùng xuống, xuất hiện các vết đốm nám ban đầu tuy mờ, nhưng sẽ đậm dần về sau. Những dấu hiệu lão hóa này sẽ rất khó để xử lý vì chúng tác động sâu dưới da.
Ngoài ảnh hưởng đến làn da bên ngoài, tia UV thậm chí còn làm cho hệ miễn dịch của bạn bị ảnh hưởng, mắt cũng bị tổn thương nghiêm trọng.
Tia UV xuất hiện ở đâu?
Bạn đừng nghĩ tia Uv chỉ có trong tia nắng ban ngày. Thực tế, mức độ và khả năng “hoành hành” của chúng rất bao quát rộng rãi.
Ngoài trời nắng nóng: Chỉ từ khi bình minh ló dạng, tia UV đã xuất hiện theo. Tuy nhiên trong khoảng 10h – 15h. Đó chính là thời điểm cường độ tia UV trở nên khủng khiếp hơn bao giờ hết. Trong “thời điểm đen” này, bạn cần cố gắng hạn chế ra đường tối đa. Nếu phải ra ngoài, hãy chú ý che chắn cẩn thận. Đặc biệt là những vùng da bị tổn thương nhanh nhất như vùng cổ, mu bàn chân, mu bàn tay, mặt…
Trong bóng râm: Bạn đừng nghĩ khi mình đã đứng nghỉ hoặc đi trong bóng râm có nghĩa là bạn đã miễn nhiễm với tia UV. Thực tế, bất kỳ nơi nào bạn cũng sẽ gặp phải tia UV, chỉ là mức độ sẽ nhẹ nhàng hơn. So với khi bạn đang ở ngoài trời nắng mà thôi.
Nhà kính: Ngay cả những tấm kính được che mờ, không nhiều thì ít. Tia UV cũng có khả năng lọt qua và khiến cho da bị tổn thương.
Từ nguồn sáng nhân tạo: Những thiết bị bóng đèn huỳnh quang. Ánh sáng từ màn hình điện thoại, tivi, máy tính, hèn galogen… cũng chứa tia UV, tia sáng xanh gây hại không nhỏ đến da, mắt và sức khỏe.
Tại sao kem chống nắng lại cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc da?
Chắc chắn chúng ta không thể loại bỏ được tia UV trong khí quyển. Nhưng hãy trang bị cho mình những thứ “vũ khí” tối thượng để “ chiến đấu” với chúng. Ngoài việc khoác những bộ áo khoác bảo vệ cơ thể, hạn chế ra đường khi trời nắng, đep kính râm… Cách bảo vệ da hữu hiệu nhất hiện nay lại chính là thoa kem chống nắng bảo vệ da. Đây là cách bảo vệ da phổ biến nhất áp dụng cho mọi lứa tuổi, mọi giới.
Nếu ngay từ hôm nay, bạn không đầu tư ngay một tuýp chống nắng, bạn sẽ gặp phải những nguy cơ khủng khiếp dưới đây.
Lão hóa da: Tia UV khiến collagen và ellastin bị phá hủy, trong khi đó, đây là hai thành phần quan trọng giúp làn da có được độ đàn hồi, căng mịn, kèm theo sự xuất hiện của những đốm nám nâu, tàn nhang, đồi mồi. Bạn có thể thấy nhiều phương pháp điều trị những vấn đề này, tuy nhiên, hiệu quả thực sự mà những hình thức này mang lại là không cao. Chính vì vậy, đừng để đến khi lão hóa xuất hiện, bạn mới điều trị, mà hãy tranh thủ bảo vệ da ngay từ lúc này.
Tàn nhang, đốm nám: Như đã nói ở trên, đây là hai dấu hiệu lão hóa cơ bản. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự tăng sinh melanin quá mạnh. Chúng đọng lại và xuất hiện lên trên bề mặt da và cực kỳ khó hồi phục. Nếu không nói là bạn không có cơ hội điều trị hết. Trong những ngày hè nắng nóng, các vết tàn nhang, đốm nám này sẽ đậm và sẫm màu hơn nữa.
Nám sạm da: Đây lại là một hình thức tổn thương khác. Mà nếu bạn không chăm da với kem chống nắng bảo vệ da ngay từ bây giờ, bạn sẽ gặp phải. Không giống những đốm tàn nhang nhỏ, nám sạm hình thành sâu tạo thành một mảng nâu. Lớn nhỏ tùy cơ địa mỗi người. Đây là phản ứng ngược của các tế bào da khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, tăng sinh melanin.
Ung thư da: Việc thoa kem chống nắng cũng phần nào giảm trừ được nguy cơ bị ung thư da. Thế nên, nếu bạn không cần đẹp, chí ít vẫn phải quan tâm đến sức khỏe của mình ngay trước hết.
Kem chống nắng hóa học sunscreen và vật lý sunblock có đặc điểm gì khác nhau?
Trên thị trường có 2 loại kem chống nắng sunscreen và sunblock. Người tiêu dùng thường không để ý đến điều này lắm. Việc mua hàng của họ thường chỉ dựa vào cảm tính và sở thích. Hãy cùng tìm hiểu 2 loại chống nắng này khác nhau như thế nào và phù hợp với những ai nhé.
Những chỉ số trên tuýp kem chống nắng nói với bạn điều gì?
Nhiều bạn gái thường lựa chọn các loại kem chống nắng có chỉ số cao nhất có thể. Vì nghĩ rằng chỉ số càng cao, độ bảo vệ da càng tốt. Tuy nhiên, điều đó chưa hẳn là như vậy. Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa về những chỉ số này trên thân chai.
Chỉ số SPF: Tên đầy đủ là Sun Protection Factor. Chỉ số này cho bạn biết thời gian bình quân kem chống nắng sẽ tác dụng lên da. Chống lại tia UVB là trong bao lâu. Thông thường, làn da của chúng ta chỉ có thể chịu đựng được tia tử ngoại trong vòng 10 phút ngắn ngủi. Vì thế, nếu bạn chọn loại kem chống nắng SPF 30. Da có khả năng chịu đựng gấp 10 lần con số đó, là khoảng 300 phút. Cách tính tương tự như vậy cho các chỉ số SPF khác. Thông thường, SPF thấp nhất là 15. SPF cao nhất là 100. Đối với SPF 15, 93% tia UVB được ngăn chặn. Với SPF 30, 95% tia UVB được ngăn chặn. Với SPF60, 98% tia UVB được ngăn chặn.
Chỉ số PA: Chỉ số này là Protect Grade. Dùng để do khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA của kem chống nắng. Độ PA được chia thành 4 cấp độ, biểu thị bằng kí hiệu “+”.
- Chỉ số PA+: Chống tia UVA từ 40% – 50%
- Chỉ số PA++: Chống tia UVA từ 60% – 70% (chống khá tốt)
- Chỉ số PA+++: Chống tia UVA từ 90% – 95% (chống tốt)
- Chỉ số PA++++: Chống tia UVA từ 95% – 98% (chống rất tốt)
Chỉ số PPD: Đây là chỉ số giúp bạn nhận biết được khả năng ngăn ngừa da đen sạm khi tia UVA tiếp xúc vào da. Với cách tính như sau:
Nếu PPD 2, kem chống nắng có khả năng bảo vệ da 50% khỏi đen sạm
Nếu PPD 4, kem chống nắng có khả năng bảo vệ da 75% khỏi đen sạm
Nếu PPD 8, kem chống nắng có khả năng bảo vệ da 87% khỏi đen sạm
Nếu PPD 16, kem chống nắng có khả năng bảo vệ da 93% khỏi đen sạm
Chỉ số Board Spectrum: Còn được gọi là quang phổ rộng. Board Spectrum có thể giúp bảo vệ da khỏi cả tia UVA và UVB. Vì vậy, bạn hãy chọn loại chống nắng nào có dòng chữ này để da được bảo vệ toàn diện hơn nhé.
Tất nhiên, các chỉ số trên càng cao, đồng nghĩa với khả năng bảo vệ da dưới nắng của loại chống nắng đó càng tốt. Tuy nhiên, bạn vẫn cần biết nhu cầu của mình là gì, sử dụng kem chống nắng trong trường hợp nào. Trong bao lâu để tìm ra được loại kem phù hợp nhất, đỡ lãng phí mà vẫn hiệu quả.
Những dạng chống nắng phổ biến nhất?
Kem chống nắng: Kem chống nắng bảo vệ da là dạng phổ biến nhấ. Và cũng là loại xuất hiện từ lâu đời nhất đến giờ. Ưu điểm của chống nắng dạng kem là cung cấp độ ẩm và duy trì độ ẩm này lâu dài trên da. Hơn nữa, nếu bạn mê trang điểm, thì có những loại kem chống nắng cũng có thể thay thế được cả kem lót hoặc kem nền. Dẫu vậy, nhiều người phàn nàn về độ dính nhớp của kem chống nắng đối với da.
Sữa chống nắng: Nếu bạn thích những loại chống nắng mềm nhẹ. Thẩm thấu nhanh xuống da, thì chống nắng dạng sữa là sản phẩm vô cùng phù hợp. Chỉ sau 5 giây, chống nắng sẽ thấm xuống da. Và không để lại những vệt trắng trên da mất thẩm mỹ. Bạn có thể sử dụng sữa chống nắng cho cả toàn thân và da mặt.
Kem dưỡng chống nắng: Nếu bạn muốn làn da bạn vừa muốn được dưỡng mà vừa muốn chống nắng. Bạn có thể chọn một loại sữa dưỡng thể, với yêu cầu có cung cấp thêm SPF từ 30 – 50. Làn da bạn sẽ có một lớp nền bóng mịn, ẩm suốt ngày dài. Mặc dù tiện lợi vì đa năng, nhưng nếu xét riêng về khả năng chống nắng thôi. Thì các loại dưỡng thể chống nắng chỉ có thể bảo vệ da ở mức độ tương đối, chứ không quá tuyệt vời.
Xịt chống nắng: Mặc dù không phổ biến ở Việt Nam. Nhưng xịt chống nắng lại rất thông dụng ở các đất nước bạn. Chống nắng dạng xịt có thể vươn đến những vùng da mà bạn khó chạm đến như lưng, kẽ ngón tay, chân… cực kỳ tiện lợi và hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng em này cho khuôn mặt vì có thể gây kích ứng. Hơn nữa, vì là dạng xịt nên cũng có thể gây lãng phí khi bạn sử dụng đấy.
Thuốc chống nắng: Nghe có vẻ lạ, nhưng thuốc chống nắng đã có mặt từ lâu. Cơ chế hoạt động của thuốc chống nắng là chứa những chất chống oxy hóa cho da. Giúp da tăng được khả năng chống chọi với tia UV ngay từ bên trong cơ thể. Bạn cần uống thuốc chống nắng mỗi buổi sáng, tốt nhất là trước khi ra khỏi nhà từ 1 – 2 tiếng. Ưu điểm của em này là lượng vitamin và khoáng chất cũng được bổ sung vào thuốc. Thế nên cơ thể cũng như được nạp thêm dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn luôn cần hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng sản phẩm. Không được lạm dụng quá mức vì có thể gây ra những biến chứng như tim đập nhanh, chóng mặt, nhức đầu, nước tiểu màu đục…
Xác định làn da của bạn và kem chống nắng bảo vệ da phù hợp
Làn da của mỗi người hoàn toàn không giống nhau, thế nên nhu cầu sử dụng kem chống nắng cũng khác. Nhưng bạn có biết làn da mình phù hợp với loại kem nào không? Tìm ngay bí quyết ở dưới đây.
Chống nắng cho da dầu: Do da dầu thường xuyên tiết ra lượng dầu thừa. Đôi khi cũng khó để kiểm soát. Thế nên, bạn chỉ nên chọn loại kem có chất mỏng nhẹ dạng sữa hoặc gel. Cũng để chúng hạn chế bám lâu trên lỗ chân lông gây bưng bít và mụn. Tốt nhất hãy chọn loại chống nắng không chứa dầu. Từ khóa dễ thấy chính là “Oil-free” hoặc “No sebum”. Đây sẽ là những sản phẩm giúp da trở nên khô ráo, thoáng hơn. Đặc biệt, để lớp chống nắng tự nhiên nhất có thể. Bạn hãy dùng loại kem đồng màu với da. Vì dầu sẽ liên tục tiết ra. Có thể khiến kem chống nắng bị chảy loang gây không đồng màu trên toàn vùng da.
Chống nắng cho da khô: Làn da khô vốn dĩ sẽ khá sần sùi, thô ráp. Một khi tiếp xúc thêm với ánh nắng và khí hậu khô hanh càng khiến lượng nước dưới da mất nhanh hơn. Lúc này, bạn cần chú ý thành phần của kem chống nắng cần có những nguyên liệu điển hình như glycerin, dầu, lanolin… sẽ giúp dưỡng ẩm làn da khô hiệu quả. Bạn cũng nên chú ý quy trình skincare. Nhất thiết nên dưỡng ẩm da với serum/ gel dưỡng trước khi dùng chống nắng.
Chống nắng cho da hỗn hợp: Da hỗn hợp thuộc dạng rất khó chiều, vì bạn cần chăm sóc 2 phương pháp khác nhau. Lúc này, bạn cần đến những loại kem chống nắng với kết cấu mỏng nhẹ, mịn. Nên nói không với oxybenzone hay PABA. Nói chung là chống nắng hóa học sunscreen, thay vào đó là sunscreen.
Chống nắng cho da thường: Nếu bạn có làn da thường, quả là may mắn vì da bạn có thể thích ứng với hầu hết các loại chống nắng. Nhưng đừng quên, da vẫn cần phải “thở” và thoải mái. Nên bạn hãy chọn cho mình những tuýp với kết cấu mềm, mỏng, thoáng.
8 nguyên tắc cấm quên được khi dùng kem chống nắng
Đừng quá tiết kiệm: Lượng chống nắng chuẩn để bạn sử dụng cho toàn cơ thể là 14gr trong 1 lần thoa. Một lớp vừa đủ cho da mặt. Khi đi biển, lượng kem chống nắng cần được tăng lên thành 28gr. Một lớp dày cho da mặt. Nếu nhu cầu của bạn chỉ là sử dụng hàng ngày, thì chỉ cần chống nắng với SPF30 là đã hoàn hảo rồi.
- Hiểu về sản phẩm mình dùng: Có một số thuật ngữ bạn cần biết khi chọn mua kem chống nắng. Ngoài SPF, PA, Board Spetrum đã quá quen thuộc, thì bạn cũng sẽ bắt gặp:
- Photostable: khả năng bền vững của thành phần trong kem chống nắng bền vững khi tiếp xúc với ánh nắng.
- Water-resistant: kem sẽ không trôi khi tiếp xúc với nước hay da đổ mồ hơi
- Dùng toàn thân: Bạn nhất thiết đừng để sót một mảng da nào mà không thoa kem chống nắng lên trên. Vì ánh nắng sẽ lan đến mọi ngóc ngách của làn da để tấn công bạn, tốt nhất, tránh nắng vẫn hơn.
- Thời gian thoa kem chống nắng: Nếu bạn vội vã thoa kem chống nắng và bước ngay ra đường. Thì bạn vừa gây lãng phí kem mà lại chẳng mang lại hiệu quả làm đẹp gì cả. Thời gian để thoa kem chống nắng tốt nhất chính là từ 20 – 30 phút trước khi ra ngoài hoặc xuống biển. Đây là thời gian tốt nhất để kem chống nắng thấm vào da và mang lại hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Vì vậy, thoa kem chống nắng cũng cần phải lên kế hoạch đó nhé.
- Có nhất thiết phải thoa lại không? Tất nhiên là có, đặc biệt nếu bạn vận động đổ mồ hôi hoặc tắm biển. Thời gian thoa lại là khoảng 2 tiếng đồng hồ. Nhưng bạn hãy nhớ rằng, một lớp mỏng là đã vừa đủ cho da trắng khỏe vào lúc này rồi.
- Những biện pháp chống nắng đơn giản: Ngoài việc dùng chống nắng. Bạn vẫn cần phải tự bảo vệ mình bằng cách đội nón mũ, mặc áo khoắc, bao tay… Khi cần di chuyển ngoài đường dưới trời nắng.
- Chú ý những khu vực nhỏ trên gương mặt: Có khá nhiều bạn chỉ tập trung thoa chống nắng ở những vùng da lớn. Nhưng lại quên rằng khóe mắt, đầu mũi, nhân trung là 3 khu vực nhỏ rất dễ bị “bỏ quên” khi chăm sóc da. Từ lần skincare tới, bạn đừng bỏ lơ 3 vùng da này nhé.
- Thoa kem nhẹ nhàng: Đây cũng là điều bạn cần nhớ, khi chà xát mạnh quá. Kem chống nắng sẽ không thẩm thấu đều, không đồng màu. Nguy hiểm hơn. Hành động này khiến da bị chảy xệ, nhiều nếp nhăn và lão hóa nhanh hơn nữa.
Những tuýp chống nắng nào đang được săn lùng nhất hiện nay?
Tinh chất chống nắng hiệu chỉnh sắc da Sunplay SPF50+/PA++++ 50g Skin Aqua Tone Up UV Essence: Đây là dòng kem chống nắng tốt cho da gây sốt trong năm 2019 vừa qua, được hãng Rohto “đỡ đầu”. Trang Cosme Nhật Bản cũng đã bình chọn là kem chống nắng số 1 của năm nay. Đây là dạng tinh chất rất mềm mại, chỉ số SPF và PA rất cao. Điểm đặc biệt của em này chính là khả năng nâng tông màu da rất sáng.
Kem chống nắng Care:nel No Sebum Perfect UV Shield SPF50/PA++++: Care:nel cũng là thương hiệu skincare Hàn Quốc nổi tiếng. Dạng kem không chứa dầu, sử dụng dễ dàng cho mọi loại da. Chứa nguồn dưỡng chất từ hạt hướng dương, giúp làn da khỏe khoắn với nhiều vitamin hơn. Chỉ số chống nắng cao nên cũng dưỡng da trong thời gian lâu dài.
Kem chống nắng La Roche-Posay Anthelios XIDry Touch Gel-Cream Anti-Shine SPF50+: Đây là kem chống nắng được áp dụng công nghệ XL phổ rộng – công nghệ độc quyền của La Roche-Posay. Chúng có thể kiềm dầu cực tốt hơn 8 giờ liên tục. Đặc biệt, thành phần không chứa parapen độc hại, không gây bết dính cho da. Đây cũng là một loại kem chống nắng tốt cho da đấy nàng ạ.
Kem chống nắng Innisfree Intensive Long-Lasting Sunscreen SPF50+/PA++++: Innisfree cho ra mắt các phiên bản thiết kế mới, trẻ trung và màu sắc hơn. Nhưng chất kem vẫn không thay đổi về chất lượng đã được khẳng định. Nhiều người sử dụng yêu thích loại này nhất trong các loại chống nắng của Innisfree. Vì thời gian chống nắng lâu, tăng độ trắng sáng, cảm giác thoáng nhẹ, dễ chịu trên da.
Kem chống nắng Mekium Anti-UV Mild Sunscreen SPF50+/PA+++: Lại là một gương mặt khác đến từ Hàn Quốc. Với khả năng chống nắng không thể chê vào đâu được. Mekium chứa những thành phần mềm nhẹ nhưng vẫn đủ sức mạnh để chống được những tia nắng trực tiếp. Và cả những yếu tố bên ngoài môi trường gây hại cho da.
Kem chống nắng Black Rouge Cica Green Sun Cream SPF50+/PA++++: Tưởng chừng Black Rouge chỉ là thương hiệu của những thỏi son kem. Nhưng hãng lại vừa cho ra mắt tuýp sữa rửa mặt với nguyên liệu chính là nấm men rừng. Với khả năng dưỡng làn da hư tổn, cung cấp độ ẩm cho da, thanh mát lâu dài. Đây cũng là một trong những tuýp kem chống nắng tốt cho da được tin dùng hàng đầu.
Kem chống nắng Son&Park UV Water Complete Color SPF50/PA+++: Có mặt tại Việt Nam khoảng cuối năm 2019. Nhưng đến nay chống nắng của Son&Park vẫn được nhiều người ưa chuộng. Thời gian chống nắng hơn 500 phút bảo vệ da ngay cả những ngày hè nắng nóng nhất. Chống được tia sáng xanh điện tử, nhiệt độ cao bên ngoài, giúp da luôn được thanh mát. Chất kem mềm, mỏng không gây bết dính, không gây mụn.
Các mẹ bầu có thể dùng kem chống nắng không?
Nhu cầu chống nắng là dành cho bất kỳ ai, ngay cả các mẹ bầu. Nhưng liệu kem chống nắng có an toàn cho làn da của mẹ. Và có gây nên ảnh hưởng xấu gì tới thai nhi hay không? Tất nhiên là mẹ bầu vẫn có thể tự bảo vệ làn da của mình với việc chống nắng. Nhưng cần lưu ý những điểm sau đây:
- Chỉ dùng kem chống nắng vật lý: Kem chống nắng vật lý thường chứa zinc oxide và titanium oxide. Nên sẽ phản xạ lại những tia UV, không cho chúng cơ hội xâm nhập vào da. Hơn nữa, theo nghiên cứu của FDA, hạt nano titan dioxit khi thâm nhập vào da cũng không gây nên sự nguy hại nào.
- Chỉ số SPF: Cũng giống như những người khác. Mẹ bầu vẫn nên dùng kem chống nắng SPF trên 30, cứ mỗi 2 giờ bạn lại thoa lại 1 lớp mỏng.
- Nói không với xịt chống nắng: Titan thể khí là nguyên nhân gây ung thư cực kỳ cao. Hơn nữa, liệu khi xịt thì chống nắng có chạm đến tất cả các vùng da của bạn hay không, hẳn là không đâu.
- Loại bỏ ngay thành phần oxybenzone: Oxybenzone là một trong những thành phần cấm kị đối với thai nhi. Nếu chất này liên tục thấm vào da, sẽ khiến trẻ bị thiếu cân. Nặng nề hơn là những chứng bệnh tim mạch vành. Tiểu đường type 2 và nguy cơ cao huyết áp sau này khi bé chào đời. Vì vậy, các mẹ bầu cần đọc kỹ các thành phần trước khi chọn mua các sản phẩm skincare nói chung và kem chống nắng nói riêng nhé.
- Nên chọn dòng oil-free: Những loại chống nắng không chứa dầu sẽ giúp các mẹ bầu hạn chế tình trạng mụn trên mặt. Cũng như không gây tắc các lỗ chân lông khiến da luôn thoải mái
Kem chống nắng bảo vệ da có phù hợp với các bé?
Có nên cho bé thoa kem chống nắng không? Làn da của các bé từ 1 đến 3 tuổi rất nhạy cảm. Vì lớp biểu bì của bé còn rất mỏng manh. Cộng thêm lượng melanin trong da bé còn ít nên da bé còn non nớt để chống lại tia cực tím. Cơ thể các bé cũng nhạy cảm hơn và có thể hấp thu ánh nắng nhiều hơn so với người lớn. Việc cho bé dùng kem chống nắng khi đã trên 1 tuổi cũng là điều các bậc phụ huynh nên làm. Tuy nhiên, bố mẹ nên nhớ chỉ cho bé dùng kem chống nắng SPF15 hoặc nhỏ hơn thôi nhé.
Bạn cần lưu ý những gì khi cho bé dùng chống nắng
- Các bé dưới 6 tháng tuổi cũng không cần phải dùng kem chống nắng. Vì hoạt động thường ngày của bé chỉ là ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn bảo vệ da của bé. Bạn cần phải hỏi kỹ bác sĩ về yêu cầu và những sản phẩm phù hợp.
- Khi thoa chống nắng cho các bé, bạn hãy chú ý thoa đều các vùng da. Thậm chí cả những khu vực như đầu gối, khuỷu tay, mang tay… thường rất ít khi được chú ý đến.
- Nhất định không được để kem chống nắng bị dây vào mắt trẻ.
- Những thành phần như retinyl palmitate hoặc oxybenzone chắc chắn không được sử dụng cho các bé. Bạn nên chọn các loại kem có độ SPF15 và có độ phổ rộng. Với ký hiệu trên nhãn là board-spectrum, và đặc biệt là sản phẩm không có mùi.
- Ngoài việc bảo vệ da bé bằng những thỏi chống nắng, bạn có thể chăm sóc da cho bé. Bằng những cách tự nhiên như mặc trang phục kín, chỉ phơi nắng cho bé khoảng từ 6 – 7h sáng. Hạn chế cho bé ra đường từ sau 9h sáng đến 4h chiều. Trong trường hợp bạn cho bé đi biển, đi bơi, dã ngoại ngoài trời. Bạn nên dặm lại kem chống nắng sau mỗi 2h đồng hồ, đừng cho bé ngâm nước phơi mình quá lâu nhé.
Trên đây là những thông tin đầy đủ về những tuýp kem chống nắng và việc sử dụng chúng. Việc thoa kem bảo vệ da cũng cần phải có nghệ thuật và nguyên tắc riêng. Hy vọng những chia sẻ này đã giúp bạn phần nào trong việc tự mình. Bảo vệ làn da xinh khỏe mỗi ngày nhé.