Chưa được phân loại

Tranexamic Acid La Gi 2

Bài nghiên cứu của Giáo Sư Christian Diehl

MD, Professor of Medical Dermatology

Universitá Degli Studi Guglielmo Marconi – Rome – Italy

Bài viết đăng trên Ukrainian Journal of Dermatology Venerology Cosmetology, tháng 9/2019

( tiếp theo…)

Ứng dụng phương pháp uống Tranexamic Acid trong việc điều trị nám da

Các cuộc thử nghiệm lâm sàng đã được công bố áp dụng phương pháp uống Tranexamic Acid để chữa bệnh nám da được tóm tắt ở bảng 3.

Phân tích kết quả

Số lượng bệnh nhân được điều trị trong các cuộc thử nghiệm khá cao, tổng cộng 1105 người.

Liều lượng Tranexamic Acid dùng cho các đối tượng khá tương đồng (500mg/ngày) trong các cuộc nghiên cứu, trừ nghiên cứu của giáo sư Na.J.I [23]. Zhu et al. [32] là người đầu tiên nghiên cứu về sự tương quan giữa liều lượng và hiệu quả, cho thấy tính hiệu quả của việc uống Tranexamic Acid trong việc ngừa nám da phụ thuộc vào liều lượng dùng.

Các tiêu chí trong đánh giá không đồng nhất: sử dụng thang đánh giá MASI trong 6 cuộc nghiên cứu và sử dụng đánh giá khác về độ cải thiện trong 3 cuộc nghiên cứu khác. 

Trong năm cuộc thử nghiệm mang tính so sánh mạnh mẽ [25, 28—32], tỉ lệ cải thiện theo thang đánh giá MASI đạt trung bình trong khoảng 29,2% đến 69,3%, Tranexamic Acid, tính theo số lượng bệnh nhân trong mỗi cuộc thử nghiệm là 39,2%. 

Xem lại 3 cuộc nghiên cứu [24, 26, 29] tiêu chí đánh giá là sự đánh giá từ các bác sĩ, dường như việc điều trị với 500mg Tranexamic Acid mỗi ngày có thể cải thiện tình trạng nám da lên tới 90% ở bệnh nhân. 

Tác dụng phụ
Được tổng hợp từ các dữ liệu có sẵn (Bảng 4), phản ứng phụ từ các lần điều trị tương đối khả quan với một số tác dụng không quá nghiêm trọng và mang tính tạm thời (tình trạng dễ
thấy nhất là khó chịu về đường tiêu hóa và giảm kì kinh nguyệt). Tuy nhiên, các tác dụng phụ nghiêm trọng vẫn không thể bị bỏ qua khi áp dụng phương pháp uống Tranexamic Acid. 

Sửdụng phương pháp bôi Tranexamic Acid ngoài da trong việc điều trị nám

Các cuộc thử nghiệm lâm sàng được công bố trong việc áp dụng Tranexamic Acid bằng phương pháp bôi ngoài da trong điều trị nám được tóm tắt ở bảng 5.

Phân tích kết quả  

Đối với các tiêu chí đánh giá, những cuộc nghiên cứu liên quan dựa trên một tiêu chí duy nhất: thang đánh giá MASI. Có một sự đồng nhất tốt trong thời gian chữa trị: các cuộc thử nghiệm được thực hiện trong 3 tháng, ngoại trừ thử nghiệm số [40]. Chúng ta có thể quan sát thấy rằng các nhà nghiên cứu đã dùng nồng độ Tranexamic Acid khác nhau từ 2% -5%. Thú vị thay, hầu như các cuộc nghiên cứu đều mang tính so sánh vs. HQ 2% [38], 3% HQ [39] hoặc kết hợp với 0,01% dexamethasone [34] or 4% HQ [35].

Cuộc nghiên cứu số [40] so sánh 3% nồng độ Tranexamic Acid và 20% Axit Azelaic, với 250mg Tranexamic Acid dưới dạng uống mỗi ngày. Và một cuộc thử nghiệm khác so sánh 3% Tranexamic Acid với phương pháp lăn kim vi điểm Tranexamic Acid (Microneedling) [17]. 

Tổng cộng 397 tình nguyện viên tham gia các thử nghiệm.

Nồng độ Tranexamic Acid phổ biến nhất được sử dụng rộng rãi ở mức 5%, trong 4 cuộc nghiên cứu [33, 35, 38, 39].

Bốn cuộc nghiên cứu này bao gồm tổng cộng 211 bệnh nhân. Mức giảm trung bình trong thang đánh giá MASI nằm trong khoảng 27% – 63,2%, tính theo số lượng bệnh nhân trong mỗi nghiên cứu là 43,5%.

Sử dụng 5% Tranexamic Acid cho kết quả tương đồng như 2 % HQ [38], 3 % HQ [34] or 4 % HQ [37].

Ngược lại, với nồng độ 5% Tranexamic Acid cho ra kết quả tốt hơn 20 % Axit Azelaic [36].

Bảng 6: Tác dụng phụ được báo cáo ở phương pháp bôi Tranexamic Acid ngoài da

Tác giả/năm

Liều lượng

Tác dụng phụ

Steiner, 2009 [17]

3 % TA 2/ngày — 3 tháng

Phản ứng phụ hầu như khá ít, nếu có thì tương đối nhẹ.

Kanechorn, 2012 [33]

5 % TA 2/ngày — 3 tháng

Nổi ban đỏ quanh vùng da được bôi

Ebrahimi, 2014 [34]

3 % TA vs 3 % HQ + 0.001 % Dexamethasone 2/ngày — 3 tháng

Phát ban, kích ứng da, khô da và đóng vảy là những tác dụng phụ thường thấy. Không có trường hợp phản ứng nặng nề được ghi lại.

Banihashemi, 2015 [35]

5 % TA vs. 4% HQ 2/ngày — 3 tháng

Không có vấn đề nghiêm trọng nào xảy ra.

Chung, 2016 [36]

2 % TA 2/ngày — 3 tháng

Không có vấn đề nghiêm trọng nào xảy ra.

Kim, 2016 [37]

2 % TA 2/ngày — 3 tháng

Không gây kích ứng và không có phản ứng phụ cụ thể nào.

Atefi, 2017 [38]

5 % TA vs. 2 % HQ 2/ngày — 3 tháng

Chưa có tác dụng phụ được tiết lộ.

 

Janney, 2019 [39]

5 % TA vs. 3 % HQ 1/ngày — 3 tháng

Độ hài lòng ở bệnh nhân cao hơn trong nhóm với ít tác dụng phụ hơn.

Malik, 2019 [40]

3 % TA 2/ngày+ TA 250 mg/ngày 20 % azelaic acid 2/ngày + + TA 250 mg/ngày — 6 tháng

Chưa có báo cáo về tác dụng phụ.

Tranexamic Acid ở nồng độ 3%, mức giảm trung bình theo thang đánh giá MASI được quan sát dao động từ 36% – 66% [30, 37] tính theo số lượng bệnh nhân trong mỗi nghiên cứu là 56,1% với phương pháp bôi ngoài da và 58% khi kết hợp vừa bôi vừa uống [36].

Việc áp dụng 3% Tranexamic Acid đưa ra kết quả tốt hơn một chút so với việc sử dụng 3 % HQ + + 0.001 % Dexamethasone [30].

Kết quả với 2% Tranexamic Acid được báo cáo trong 2 nghiên cứu nằm trong khoảng từ 33,6% đến 75,4% với giá trị giảm trong thang đánh giá MASI, chiếm khoáng 48,7% trong cả 2 cuộc nghiên cứu. 

So sánh kết quả thu được từ ba nồng độ này, mức giảm trung bình trong thang đánh giá MASI nằm trong khoảng từ 48,7% với 2% Tranexamic Acid; 56,1% với 3% Tranexamic Acid và 43% với 5% Tranexamic Acid. Có thể thấy rõ rằng nồng độ 3% Tranexamic Acid là nồng độ thích hợp nhất khi sư dụng phương pháp bôi ngoài da trong việc điều trị nám.  Tác dụng phụ

Trên toàn cầu, phương pháp bôi Tranexamic Acid ngoài da có thể xảy ra một số phản ứng phụ nhẹ có thể chấp nhận được (Bảng 6).

Bảng 6: Tác dụng phụ được báo cáo ở phương pháp bôi Tranexamic Acid ngoài da

Tác giả/năm

Liều lượng

Tác dụng phụ

Steiner, 2009 [17]

3 % TA 2/ngày — 3 tháng

Phản ứng phụ hầu như khá ít, nếu có thì tương đối nhẹ.

Kanechorn, 2012 [33]

5 % TA 2/ngày — 3 tháng

Nổi ban đỏ quanh vùng da được bôi

Ebrahimi, 2014 [34]

3 % TA vs 3 % HQ + 0.001

% Dexamethasone

2/ngày — 3 tháng

Phát ban, kích ứng da, khô da và đóng vảy là những tác dụng phụ thường thấy. Không có trường hợp phản ứng nặng nề được ghi lại.

Banihashemi, 2015 [35]

5 % TA vs. 4% HQ 2/ngày

— 3 tháng

Không có vấn đề nghiêm trọng nào xảy ra.

Chung, 2016 [36]

2 % TA 2/ngày — 3 tháng

Không có vấn đề nghiêm trọng nào xảy ra.

Kim, 2016 [37]

2 % TA 2/ngày — 3 tháng

Không gây kích ứng và không có phản ứng phụ cụ thể nào.

Atefi, 2017 [38]

5 % TA vs. 2 % HQ 2/ngày

— 3 tháng

Chưa có tác dụng phụ được tiết lộ.

 

Janney, 2019 [39]

5 % TA vs. 3 % HQ 1/ngày

— 3 tháng

Độ hài lòng ở bệnh nhân cao hơn trong nhóm với ít tác dụng phụ hơn.

Malik, 2019 [40]

3 % TA 2/ngày+ TA 250 mg/ngày 20 % azelaic acid 2/ngày + + TA 250 mg/ngày — 6 tháng

Chưa có báo cáo về tác dụng phụ.

Sự so sánh về tính hiệu quả của việc sử dụng Tranexamic Acid trong điều trị nám theo từng phương pháp ứng dụng

Như chúng ta có thể thấy từ những phần trước, có ba cách áp dụng Tranexamic Acid khi điều trị nám da: uống, tiêm vào da và bôi ngoài da. 

Bảng 7 phản ánh một sự so sánh giữa các kết quả từ cuộc điều trị trong từng phương pháp. Chúng ta có thể thấy rằng kết quả tốt nhất có thể đạt được là từ việc ứng dụng tiêm Tranexamic Acid (4 mg/ml mỗi tháng) hoặc dùng ngoài da 3 %

Bảng 7: So sánh kết quả của việc dùng Tranexamic Acid trong việc điều trị nám theo từng phương pháp

Phương pháp điều trị

Kết quả (Giảm mức độ theo thang đánh giá MASI), % – GTTB (Giá trị trung bình)

Phương pháp uống

 

TA 500 mg/ngày

GTTB 39.2 (29.2—69.3)

Phương pháp tiêm

 

4 mg/ml (0.4 %) hàng tháng

GTTB 64.9 (35.7—80.7)

Phương pháp bôi ngoài da

 

2 % TA 2/ngày

GTTB 48.7 (33.6—75.4)

3 % TA 2/ngày

GTTB 56.1

5 % TA 2/ngày

GTTB 43.5 (27—63.2)

Kết luận

Theo như nhận xét từ tài liệu có sẵn liên quan đến công dụng của

Tranexamic Acid trong việc cải thiện nám, hoạt chất này mang đến hiệu quả tốt với rất ít tác dụng phụ. Có ba phương pháp điều trị nám da bằng Tranexamic Acid là uống, tiêm và bôi ngoài da. 

Từ các tài liệu được xem xét, có vẻ như tốt nhất kết quả có thể đạt được bằng cách sử dụng phương pháp tiêm Tranexamic Acid (4 mg/ml mỗi tháng) hoặc dùng ngoài da 3 %

(2/ngày).

Ở giai đoạn này, vẫn có một số hạn chế thể hiện từ các kết quả: Trước hết, các thử nghiệm đều được thực hiện trên làn da của người Châu Á. Tiếp theo là các cuộc nghiên cứu không đáp ứng được quy mô lớn mang tính so sánh giữa 3 phương pháp sử dụng Tranexamic Acid, để có thể xác nhận lại các phân tích trước đó.