Chưa được phân loại

CHỨC NĂNG CỦA TRANEXAMIC ACID ĐỐI VỚI BỆNH NÁM DA

Tranexamic Acid La Gi

Theo Bài nghiên cứu của Giáo Sư Christian Diehl

MD, Professor of Medical Dermatology

Universitá Degli Studi Guglielmo Marconi – Rome – Italy

Bài viết đăng trên Ukrainian Journal of Dermatology Venerology Cosmetology, tháng 9/2019

GIỚI THIỆU

Tranexamic Acid

Tranexamic Acid là một hoạt chất không còn quá mới lạ đã được khai thác từ nhiều năm trước, phục vụ trong y tế, cụ thể là việc điều trị và hỗ trợ ngăn ngừa việc mất máu quá nhiều.
Đầu những năm 1950, người ta khám phá thêm được rằng Lysine (là một dạng axid amin) có thể ức chế việc tăng chất hoạt hóa plasminogen, nhưng thực tế kết quả mang lại không quá khả quan để Lysine có thể trở thành “ứng cử viên sáng giá” trong việc chữa trị các tình trạng xuất huyết tiêu sợi huyết. Tranexamic Acid được đề cập đến lần đầu tiên trong da liễu vào năm 1979 trong việc điều trị bệnh sẩn ngứa do ánh nắng (Actinic Prurigo) và mang lại hiệu quả tốt trong điều trị. Sau đó, thành phần này được chứng minh có thể ngăn chặn sự hình thành các hắc sắc tố từ việc nghiên cứu trong ống nghiệm. Trong những năm 2010, ngày càng nhiều cuộc thử nghiệm được công bố, đánh giá hiệu quả của Tranexamic Acid đối với bệnh nám da cũng như tình trạng ửng đỏ ở mặt (Erythrotelangiectasic Rosacea).
Ban đầu, Tranexamic Acid được kê đơn dùng cho toàn thân, tác dụng phụ dù rất hiếm gặp, nhưng ngay sau đó kết quả để lại các biến chứng ảnh hưởng lớn. Mặt khác, việc sử dụng ngoài da đã được thử nghiệm và cho kết quả tốt hơn và đặc biệt không có tác dụng phụ nguy hiểm. Nhờ vào khả năng hoạt động linh hoạt ở nhiều cấp độ khác nhau mà Tranexamic Acid trở thành mối quan tâm đặc biệt trong việc điều trị nám.

Đầu tiên, Tranexamic Acid có thể điều tiết làm giảm hoạt động của các dưỡng bào và cuối cùng là giải phóng histamin. Theo những tài liệu có sẵn gần đây liên quan đến công dụng của Tranexamic Acid trong việc điều trị nám, người ta đánh giá hoạt chất này mang lại hiệu quả tốt nhưng lại gây ra ít tác dụng phụ. Có 3 phương thức chính trong việc điều trị bệnh nám da với Tranexamic Acid: uống, tiêm dưới da và bôi ngoài da.

Từ các nguồn tài liệu được xem xét, Tranexamic Acid có thể đạt được kết quả tốt nhất khi áp dụng phương pháp tiêm dưới da với nồng độ 4mg/l (0,4%) mỗi tháng hoặc dùng với nồng độ 3% (2 lần/ngày) dưới dạng bôi ngoài da.

Ở giai đoạn này, vẫn có một số hạn chế thể hiện từ các kết quả: Trước hết, các thử nghiệm đều được thực hiện trên làn da của người Châu Á. Tiếp theo là các cuộc nghiên cứu không đáp ứng được quy mô lớn mang tính so sánh giữa 3 phương pháp sử dụng Tranexamic Acid, để có thể xác nhận lại các phân tích trước đó.

NÁM DA VÀ BỆNH LÝ NÁM DA

Nam Da Mat Vung Ma 3

Nám da là nguyên nhân phổ biến của chứng tăng sắc tố da mặt ảnh hưởng lớn đến hàng triệu người trên thế giới. Việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, dùng thuốc tránh thai có thể khiến tình trạng nám da thêm trầm trọng.

Quá trình điều trị bao gồm mỹ phẩm bôi ngoài da, lột da với hóa chất, laser và các thiết bị năng lượng.

Yếu tố di truyền, tiếp xúc với tia cực tím và vai trò của hooc môn sinh dục ở nữ được cho là những nguyên nhân cơ bản gây nám da. Tuy nhiên, theo nguồn kiến thức tích lũy được cho đến nay đã chỉ ra rằng: nám da không hẳn chỉ là một tình trạng rối loạn sắc tố, mà được cho là giống với một thực thể riêng biệt hơn liên quan đến nhiều tế bào hơn là chỉ các tế bào hắc sắc tố đơn thuần.

Phân tích phiên mã chỉ ra rằng, nhiều thành phần của da khác nhau đều có liên quan đến vấn đề về nám. Cụ thể, các đường truyền tín hiệu của Wnt tiết ra từ các nguyên bào sợi tăng lên ở vùng da tổn thương so với vùng da xung quanh [4].

Khi nói đến yếu tố ức chế Wnt1 (Wnt inhibitory factor-1(WIF-1), bộc lộ qua các tế bào sừng và nguyên bào sợi, được chứng minh giảm đáng kể ở những vùng da bị tăng sắc tố từ những bệnh nhân nám da mà trước đó không được kiểm soát tốt. Kích thích quá trình sản sinh sắc tố cũng như việc chuyển giao melanosome thông qua quá trình điều chỉnh của cả hai đường truyền tín hiệu WNT theo chuỗi và không theo chuỗi [5].

Kỹ thuật nhuộm PAS (Periodic Acid Schiff) và chất chống collagen loại IV cho thấy thiệt hại trên lá đáy lần lượt là 95,5 và 83% ở vùng da tổn thương do nám [6]. Vì vậy, tổn thương lá đáy có thể thúc đẩy sự giảm xuống của các tế bào biểu bì, hình thành nên tế bào biểu bì hắc sắc tố melanocytes và hắc sắc tố melanin trong lớp hạ bì, xuất hiện dưới dạng melanin tự do trong lớp hạ bì.

Số lượng, kích thước và mật độ của mạch máu lớn hơn ở vùng da tổn thương do nám so với vùng da xung quanh [7].

Cùng phương pháp đó, chuyên viên nghiên cứu xác nhận rằng có sự xuất hiện của yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu VEGF (Vascular Endothelial Growth Factor), khiến VEGF trở thành một yếu tố làm tăng sinh mạch máu đối với các mạch máu bị thay đổi ở vùng da nám.

Mặt khác, Endothelin-1 (ET-1) được giải phóng từ các tế bào nội mô kích thích sắc tố thông qua sự kích hoạt của thụ thể endothelin B ở bề mặt của các tế bào hắc sắc tố [8]. Người ta thấy rõ có sự gia tăng nhiều hơn các số lượng các dưỡng bào ở làn da bị tổn thương so với vùng da xung quanh [6].

Sự giải phóng histamine từ các dưỡng bào nhằm phản hồi lại sự chiếu xạ từ tia cực tím đã được chứng minh là có khả năng kích thích sự hình thành hắc sắc tố, được trung hòa bởi các thụ thể H2 thông qua sự hoạt hóa protein kinase A [9]. Tóm lại, như đã đề cập trước đó, tình trạng nám da sẽ bao gồm nhiều dòng tế bào liên quan: tế bào sừng, nguyên bào sợi, tế bào nội mô và dưỡng bào, trong khi màng đáy bị phá vỡ. Điều này làm cho nám da trở thành một thực thể cụ thể, khác với bất kỳ rối loạn tăng sắc tố nào khác.

(còn tiếp..)