Tin tức làm đẹp

Cơ Chế Hoạt Động Và Ứng Dụng Của Tranexamic Acid Trong Việc Điều Trị Nám

Co Che Hoat Dong Cua Tranexamic Acid Weskin.vn

Theo Bài nghiên cứu của Giáo Sư Christian Diehl

MD, Professor of Medical Dermatology

Universitá Degli Studi Guglielmo Marconi – Rome – Italy

Bài viết đăng trên Ukrainian Journal of Dermatology Venerology Cosmetology, tháng 9/2019

(tiếp theo..)

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TRANEXAMIC ACID TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ NÁM

 

Tính chất đặc biệt của Tranexamic Acid trong việc kiểm soát nám da là do nó thể hiện một hoạt động ở nhiều cấp độ và phương diện khác nhau. Đầu tiên, Tranexamic Acid được cho là có thể điều tiết làm giảm hoạt động của các dưỡng bào và cuối cùng là giải phóng histamin [10, 11]. 

Tranexamic Acid cũng ức chế trực tiếp quá trình hình thành sắc tố thông qua việc ngăn chặn sự xuất hiện của prohormone convertase (PC2) và hormon MSH (Melanocytes Stimulating Hormone) – hormon kích thích tế bào hắc tố [12]. 

Mặt khác, Tranexamic Acid làm giảm số lượng mạch máu trong lớp hạ bì và ức chế neovascularizati gây ra bởi yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi cơ bản [13, 14]. 

Cuối cùng, Tranexamic Acid làm giảm yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu VEGF bằng cách tiết chế hoạt động của dưỡng bào [15]. 

Dữ liệu tóm tắt cơ chế hoạt động đa yếu tố của Tranexamic Acid đối với bệnh nám da.

Z3743806640651 98e854fd2bca9f0685ec0177aa7eac4b

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TIÊM TRANEXAMIC ACID TRONG ĐIỀU TRỊ NÁM DA

Đáng kinh ngạc, hai bản báo cáo đầu tiên về công dụng của Tranexamic Acid trong việc điều trị nám [16, 17] là về thủ thuật tiêm vào da. Ở bản báo cáo thứ hai, kết quả này được so sánh với nồng độ 3 % dùng Tranexamic Acid ngoài da, 2 lần/ ngày. Tổng cộng, đã có bảy cuộc nghiên cứu đã được xuất bản về việc sử dụng phương pháp tiêm Tranexamic Acid trong việc điều trị nám, chúng được liệt kê ở bảng 1. 

Phân tích kết quả

Cuộc nghiên cứu bao gồm tổng cộng 485 bệnh nhân. Các bệnh nhân đáp ứng các tiêu chí đánh giá một cách thống nhất (theo tiêu chí đánh giá MASI trong tất cả các nghiên cứu). Họ cũng sẽ được sử dụng đồng nhất một lượng Tranexamic Acid (4mg/ml mỗi tháng, ngoại trừ nghiên cứu của Dr. Lee.J.H [16] và Dr. Steiner D [17] là sử dụng hàng tuần)

Dựa trên 5 nghiên cứu [18—22] mà trong đó các liệu trình sử dụng được tính theo từng tháng, tình trạng nám da ở những người tham gia được cải thiện, dao động trong khoảng từ 35,7 và 80,7%. Tính theo lượng bệnh nhân trong mỗi nghiên cứu, khoảng 64,9% số người tham gia thấy được sự cải thiện này.

Trái lại, việc áp dụng hàng tuần 4mg/ml [16, 17] dường như không cho kết quả tốt so với việc sử dụng hàng tháng.

Liệu trình này kết hợp với một lần dùng 4% HQ mỗi ngày sẽ mang lại những kết quả tốt hơn với liệu trình đơn thuần [21]. Trong các nghiên cứu mang tính so sánh, liệu trình này cho thấy sự cải thiện tương tự hoặc thậm chí còn tốt hơn trong việc điều trị nám so với phương pháp uống Tranexamic Acid 500 mg/ngày [19, 22] hoặc bôi 2% HQ 1 lần/ngày [20]. 

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ được báo cáo qua các cuộc nghiên cứu đã được tóm tắt trong bảng 2. Những báo cáo trên toàn cầu cho thấy sử dụng

Tranexamic Acid không có tác dụng phụ hoặc chỉ là thiểu số, một số tác dụng phụ nhẹ có thể chịu được như cảm giác khó chịu, nhức mỏi hoặc ngứa tại chỗ tiêm, không gây ảnh hưởng tới việc điều trị.

Bảng 1: Nghiên cứu về công dụng của phương pháp bôi Tranexamic Acid ngoài da

Tác giả/năm

Bệnh nhân (n)

Liều lượng

Kết quả (%)

Lee, 2005 [16]

100

4 mg/ml/tuần — 3 tháng

MASI: 42.7

Steiner, 2009 [17]

9

4 mg/ml/tuần — 3 tháng

MASI: 36.0

Budamakuntla, 2013 [18]

30

4 mg/ml/tuần — 3 tháng

MASI: 35.7

Sharma, 2017 [19]

100

4 mg/ml/tháng vs. 500 mg/ngày — 3 tháng

MASI 1: 77.8  MASI 2: 79

Saki, 2017 [20]

37

4 mg/ml vs. HQ 2 % 1/ngày —

3 tháng

MASI 1: 80.7  MASI 2: 65

Tehranchinia, 2018 [21]

55

4 mg/ml/tháng vs. 4 mg/ml +

HQ 4 % 1/ngày — 3 tháng

MASI 1: 43.8  MASI 2: 60.1

Khurana, 2019 [22]

64

4 mg/ml/tháng vs. 500 mg/ngày — 3 tháng

MASI 1: 57.5  MASI 2: 43.5

 

Bảng 2: Tóm tắt tác dụng phụ được quan sát thấy trong việc sử dụng phương pháp tiêm Tranexamic Acid trong quá trình trị nám. 

Tác giải/năm

Liều lượng

Tác dụng phụ

Lee, 2005 [16]

4 mg/ml/tuần — 3 tháng

Chưa có

Steiner, 2009 [17]

4 mg/ml/tuần — 3 tháng

Rất ít, hầu như có thể chịu được

Budamakuntla, 2013 [18]

4 mg/ml/tuần — 3 tháng

Không có phản ứng phụ mạnh, cảm giác khó chịu, nóng rát và phát ban.

Sharma, 2017 [19]

4 mg/ml/tuần vs. 500 mg/ngày —3 tháng

Nhức mỏi ở vùng tiêm, không ảnh hưởng tới việc điều trị.

 

Saki, 2017 [20]

4 mg/ml vs. HQ 2 % 1/ngày

—3 tháng

Chưa được đề cập

Tehranchinia, 2018 [21]

4 mg/ml/tháng vs. 4mg/ml + + HQ 4 % 1/ngày — 3 tháng

Ngứa tại chỗ tiêm ở một số trường hợp

Khurana, 2019 [22]

4 mg/ml/tháng vs. 500 mg/ngày — 3 tháng

Không có tác dụng phụ mạnh được ghi nhận

( còn tiếp..)